Nga tăng cường tích hợp trí tuệ nhân tạo vào thiết bị bay không người lái
UAV Shahed-136. Ảnh: Nbcnews
Theo nguồn tin của tờ The Guardian, Bộ Quốc phòng Nga đang lên kế hoạch tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào các thiết bị bay không người lái (UAV) Shahed-136 của Iran và phiên bản nội địa Geran-2. Mục tiêu của việc này là nâng cao khả năng của UAV, giúp chúng vượt qua hệ thống phòng không của Ukraine.
Theo tờ báo này, việc tích hợp AI có thể giúp UAV như Shahed-136 hoặc Geran-2 đạt được bước tiến lớn về năng lực chiến đấu. Những UAV này, ban đầu được thiết kế để thực hiện các cuộc tấn công quy mô lớn với chi phí thấp, vẫn dựa vào các hệ thống dẫn đường khá cơ bản. Nhờ AI, khả năng điều hướng, tránh hệ thống phòng không và tấn công chính xác vào cơ sở hạ tầng trọng yếu sẽ được nâng cấp đáng kể.
AI giúp UAV ra quyết định theo thời gian thực dựa trên dữ liệu từ cảm biến. Thay vì dựa vào lộ trình lập trình sẵn hoặc GPS dễ bị gây nhiễu, UAV tích hợp AI có thể tự điều chỉnh quỹ đạo để né tránh radar hoặc các biện pháp đối phó của đối phương. Ví dụ, UAV có thể phát hiện tín hiệu radar từ hệ thống Patriot hoặc NASAMS và tự động chọn đường bay an toàn hơn. AI giúp các UAV phối hợp tấn công trong cùng một nhóm. Các UAV có thể chia vai trò – một phần làm mồi nhử,Dòán Bóng Á Net - Trò Chơi Vui Nhộn và Hấp Dẫn Cho Mọi Lứa Tuổi phần còn lại tập trung vào mục tiêu chính, Cá Cược Online Sbobet_ Trải Nghiệm Thú Vị và An Toàn Cho Người Chơi khiến các hệ thống phòng không của Ukraine khó phản ứng kịp thời. AI có khả năng phân tích hình ảnh từ camera hoặc cảm biến hồng ngoại để nhận diện chính xác mục tiêu, Á Gà Ca Dao Trước Tip_ Khám Phá Vẻ Đẹp Văn Hóa Qua Những Lời Ca Dao Dân Gian giảm lãng phí tài nguyên vào các cấu trúc ít quan trọng hoặc mồi nhử.
Dù các cải tiến này khiến UAV trở nên đáng gờm hơn, Nga vẫn phải đối mặt với nhiều trở ngại. Ukraine đang vận hành các hệ thống phòng không hiện đại như Patriot,nhà cái w88 NASAMS và Gepard, đã chứng minh được hiệu quả trong việc đánh chặn UAV. Ngoài ra, Ukraine còn triển khai tác chiến điện tử để gây nhiễu thông tin liên lạc và làm nhiễu loạn dữ liệu điều hướng của UAV. Các hệ thống như Gepard với tốc độ bắn cao vẫn là mối đe dọa đáng kể đối với UAV ở tầm ngắn, dù chúng bị giới hạn bởi bán kính hoạt động và lượng đạn.
Nga đang đẩy mạnh sản xuất UAV Shahed-136 (Geran-2) với sản lượng lên đến 900 chiếc mỗi tháng tại các cơ sở như khu công nghiệp Alabuga ở Tatarstan. Thiết kế ban đầu từ Iran đã được Nga đơn giản hóa để giảm chi phí và nâng cao tốc độ sản xuất, trong đó có việc sử dụng phiên bản động cơ MD-550 giá rẻ từ Trung Quốc. Ngoài Geran-2, Nga còn phát triển nhiều UAV khác như Lancet - một loại UAV nhỏ gọn, có khả năng nhắm mục tiêu tốt hơn, thường được sử dụng để tấn công cơ sở hạ tầng và thiết bị quân sự; Gerbera - UAV này được cho là hoạt động hiệu quả khi sử dụng trong các cuộc tấn công phối hợp, nhằm áp đảo hệ thống phòng không của đối phương.
Gia tăng sản xuất UAV giúp Nga tiến hành các đợt tấn công quy mô lớn, thường xuyên nhằm khai thác điểm yếu trong hệ thống phòng không của Ukraine.
Việc tích hợp AI vào UAV là một bước đi chiến lược, có thể thay đổi bối cảnh chiến trường. Tuy nhiên, những cải tiến này không đảm bảo Nga sẽ áp đảo Ukraine, bởi hiệu quả của UAV còn phụ thuộc vào sự tinh vi của các thuật toán AI; khả năng chống lại tác chiến điện tử; quy mô và tốc độ triển khai.
Cuộc chạy đua công nghệ này một lần nữa cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của AI và UAV trong chiến tranh hiện đại.