Nhà máy nước hơn 100 tỷ đồng 'đắp chiếu' suốt 10 năm
Nghệ AnDự án nhà máy nước Nghĩa Đàn xây được khoảng 20% thì bỏ không hàng chục năm qua do thiếu vốn và nguồn cung cấp nước thô không đảm bảo.
Công trình được xây dựng năm 2013 trên khu đất rộng hàng nghìn m2 ở xã Nghĩa Bình cũ, nay thuộc tổ dân phố Tân Tiến, thị trấn Nghĩa Đàn. Tổng vốn đầu tư dự án hơn 100 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước, do UBND huyện Nghĩa Đàn làm chủ đầu tư, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng sau hơn một năm.
Quy mô dự án gồm trạm bơm cấp một và tuyến ống cấp nước thô dài hàng trăm mét từ sông Sào nối về nhà máy; khu xử lý công suất 5.000 m3/ngày đêm trên diện tích hơn 13.000 m2; mạng lưới cấp nước gồm đường ống truyền tải phân phối, dịch vụ và đấu nối vào các hộ gia đình.
Nhà máy nước hơn 100 tỷ đồng 'đắp chiếu' suốt 10 nămHiện trạng nhà máy nước Nghĩa Đàn, tháng 12/2024. Video: Đức Hùng
Từ trước tới nay huyện Nghĩa Đàn chưa có nhà máy xử lý nước sạch, người dân phải dùng giếng khoan hoặc nước mưa, bể chứa. Vì vậy công trình được đánh giá rất cấp thiết, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Vài tháng sau ngày khởi công, hai dãy nhà, hai bể chứa nước thô tại khu vực đặt tại nhà máy cùng một trạm bơm bên cạnh sông Sào cách đó gần một km được xây xong. Nhà thầu đã đưa một số máy móc, thiết bị về lắp đặt để vận hành.
Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn ngân sách, nguồn nước từ sông Sào qua khảo sát không đủ để cung cấp và không đảm bảo chất lượng, vì thế từ cuối năm 2013 công trường dừng thi công. Thời điểm này vốn đã cấp được khoảng 20 tỷ đồng, đạt 20%. Nhà thầu sau đó đưa máy móc, thiết bị đi nơi khác, để lại những căn phòng trống không, phía ngoài các bể chứa rêu mốc, cỏ cây bao phủ.
Phía trong các dãy nhà, máy móc đã được chuyển đi. Ảnh: Đức Hùng
Năm 2015, UBND huyện Nghĩa Đàn đề xuất UBND tỉnh Nghệ An thay đổi hình thức đầu tư đối với dự án từ đầu công sang BOT (xây dựng, vận hành, chuyển giao). Huyện Nghĩa Đàn đánh giá việc chuyển hình thức đầu tư sẽ giải quyết được bài toán thiếu vốn, sớm đưa dự án vào hoạt động, tránh lãng phí.
Dù thay đổi hình thức đầu tư,365 cá cược sbobet công trình vẫn không thể tái khởi động vì không thu hút được doanh nghiệp tham gia. Lãnh đạo huyện Nghĩa Đàn cho biết năm 2017 một số nhà đầu tư đã vào tìm hiểu, tuy nhiên cái khó là nguồn nước thô.
Theo vị này, do nước sông Sào không đảm bảo chất lượng, nếu lấy nước từ sông Hiếu ở phường Quang Phong, thị xã Thái Hòa, cách nhà máy hơn 10 km thì quá xa, phải làm trạm trung chuyển lắp đường ống dài, rất tốn kém, khó khả thi.
"Đến năm 2020, doanh nghiệp có ý định làm thì lại vướng dịch bệnh Covid-19, sau đó kinh tế gặp nhiều khó khăn nên họ dừng lại luôn", lãnh đạo huyện nói.
Bể chứa bị bao phủ bởi rêu mốc, cây dại. Ảnh: Đức Hùng
Ông Trần Văn Sơn, 57 tuổi, trú tổ dân phố Tân Tiến, thị trấn Nghĩa Đàn, cho biết hiện gia đình dùng nước giếng khoan sinh hoạt, thỉnh thoảng nước bị phèn, rất mong dự án sớm có nước sạch để dùng để đảm bảo sức khỏe. "Cả khu đất rộng lớn bỏ hoang, làm nơi chăn thả trâu bò, ai cũng tiếc", ông nói.
Tại các cuộc họp, thị trấn đã phản ánh kiến nghị của người dân về việc thu hồi đất của dự án để phục vụ các hoạt động sản xuất nhằm tránh lãng phí. Nhưng theo ông Hồ Trung Liêm, Chủ tịch thị trấn Nghĩa Đàn, huyện phản hồi đang tìm giải pháp tốt, muốn tận dụng cơ sở vật chất hiện tại của nhà máy để tiếp tục đầu tư.
Trạm bơm gần sông Sào bỏ hoang. Ảnh: Đức Hùng
Lãnh đạo huyện Nghĩa Đàn cho biết thêm thời gian tới tiếp tục kêu gọi nhà đầu tư hoàn thành nhà máy nước theo hình thức BOT. Mấu chốt của việc này chính là là nguồn nước thô từ sông Hiếu đạt chất lượng nhưng đang quá xa, doanh nghiệp ngại tham gia vì sợ thua lỗ. Huyện đang đề nghị các sở, ban ngành Nghệ An xem xét, hỗ trợ vị trí lấy nước thô hợp lý cấp cho dự án để gỡ vướng mắc.
Đức Hùng