Toàn cảnh hội nghị tổng kết nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương tại Kiên Giang - Ảnh: BỬU ĐẤU
Giảm 4.299 biên chế trong 7 nămMột cán bộ xã được trợ cấp gần 400 triệu đồng sau khi nghỉ việc do tinh giản biên chếKhẩn trương tinh giản biên chế, dành ngân sách để phát triểnKiên quyết xử lý đối tượng lợi dụng tinh gọn bộ máy để tố cáo sai sự thậtTheo báo cáo Tỉnh ủy Kiên Giang, giai đoạn 2017-2024, Kiên Giang từ 47 sở, ban, ngành cấp tỉnh giảm xuống còn 41 sở, ban, ngành (giảm 6 sở, ban, ngành); từ 247 bộ phận bên trong các cơ quan xuống còn 185 bộ phận (giảm 62 bộ phận bên trong các cơ quan).
Việc tinh giản biên chế cơ bản thực hiện theo lộ trình, kế hoạch đề ra. Biên chế được giao từ 37.089 biên chế (2017) xuống còn 32.790 biên chế (giảm 4.299 biên chế năm 2024)...
Sau sắp xếp theo phương án mới, khối chính quyền của Kiên Giang còn 14 cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc UBND tỉnh, giảm 6 cơ quan. Các bộ phận bên trong trực thuộc cơ quan chuyên môn còn lại là 91 phòng và tương đương, giảm 11 phòng và tương đương.
Đối với các cơ quan, đơn vị cấp huyện, sau sắp xếp, đối với thành phố,365 ca cuoc 789 không quá 3 ban; các huyện không quá 2 ban. Riêng TP Phú Quốc sắp xếp theo đề án thí điểm chính quyền đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Có chính sách vượt trội cho cán bộ dôi dưÔng Nguyễn Hoàng Thông - giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang - cho hay đơn vị đang hoàn thiện phương án sắp xếp bộ máy, 777pnl login nhân sự gắn với vị trí việc làm. Đối với các sở, Hit1 vin ngành không ảnh hưởng sáp nhập như: Tư pháp, Thanh tra, Nội vụ thì phải xây dựng tinh gọn lại, giảm 15% và phải gắn với cơ cấu việc làm.
"Lần này, 6 giám đốc sở, ngành sẽ dôi dư. Nhóm này thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Chính sách hỗ trợ cán bộ dôi dư của Kiên Giang có thể sẽ "vượt trội" hơn các tỉnh khác. Còn cụ thể chắc phải đợi Ban chỉ đạo tỉnh quyết định. Theo tính toán của chúng tôi có thể trước mắt có sở 8 phó. Nếu không sắp xếp được thì cấp phó sẽ làm đến hết nhiệm kỳ rồi cơ cấu lại", ông Thông nói.
Chỉ đạo tại hội nghị, ông Đỗ Thanh Bình - bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang - khẳng định sau 7 năm thực hiện nghị quyết 18, Kiên Giang đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Tuy nhiên, theo ông Bình, việc tinh giản biên chế phải gắn với vị trí việc làm, tinh gọn bộ máy để hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đối với các cơ quan, đơn vị của Kiên Giang đủ điều kiện thì thực hiện tinh gọn và hoàn thành ngay trong tháng 1-2025.
"Cán bộ được sắp xếp phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và đặc biệt là yêu cầu phát triển của tỉnh. Do đó cán bộ phải tâm huyết, vì Đảng, vì dân, đặt lợi ích đất nước, nhân dân lên trên hết và trách nhiệm cao với cơ quan, đơn vị. Đề nghị các đồng chí không xem đây là nơi để kiếm sống. Đặc biệt, cán bộ phải có khát vọng", ông Bình nhấn mạnh.
Ông Đỗ Thanh Bình - bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang - Ảnh: BỬU ĐẤU
Ông Bình giao Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ tỉnh chủ trì khẩn trương bố trí, sắp xếp cán bộ sau sáp nhập và có chế độ, chính sách cho cán bộ. Đề nghị từng cơ quan, nhiệm vụ xem xét lại từng cán bộ mình để bố trí phù hợp vào công việc cụ thể. Với tinh thần một việc chỉ có một người hoặc một cơ quan chịu trách nhiệm.
"Tôi giao Ban Tổ chức và Sở Nội vụ sắp xếp cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý sau khi sắp xếp. Ví dụ, hai sở sáp nhập thì có 8 ông phó giám đốc mà quy định cho bao nhiêu? Nếu 5 người thì 3 người kia đi đâu. Tôi đề nghị phải sớm sắp xếp, nếu phân công xong mà thừa người thì cũng báo cáo sớm", ông Bình nói thêm.